HƯỚNG DẪN CHI TIẾT KỸ THUẬT LÀM ƯỚT BỀ MẶT GỖ. LÀM TĂNG ĐỘ ĐẬM MÀU VÀ BẢO VỆ GỖ TỐT HƠN
Kỹ thuật làm ướt gỗ (Water popping) là một khái niệm đơn giản, nhưng nếu bạn chưa quen với nó, có vài điểm quan trọng cần lưu ý trước khi bắt đầu. Bài viết Zin Workshop này sẽ giải thích rất kỹ về phương pháp này, tại sao bạn nên cân nhắc sử dụng phương pháp này và cách thực hiện nó trên bề mặt gỗ khi sử dụng dầu sáp gỗ.
Kỹ thuật làm ướt gỗ Water popping là gì?
Kỹ thuật làm ướt gỗ hay còn gọi là grain-popping là quá trình dùng nước sạch thấm vào bề mặt gỗ thô (sau khi chà nhám) để làm “nổi bật” các vân gỗ vốn dĩ đã bị khép kín và làm mịn trong quá trình chà nhám. Vì gỗ có tính hút ẩm, nên khi hấp thụ nước, các tế bào gỗ sẽ nở ra. Khi nước bay hơi đi, các sợi gỗ này sẽ vẫn giữ nguyên trạng thái mở, làm cho các vân gỗ hiện lên rõ hơn.
Khi nào nên dùng?
Để hiểu lý do nên dùng Kỹ thuật làm ướt gỗ, trước hết chúng ta cần nắm được tác động của việc chà nhám lên bề mặt gỗ. Khi chà nhám gỗ, đặc biệt là trong các dự án như sàn gỗ hay đồ nội thất, mục tiêu là tạo ra bề mặt phẳng và mịn màng. Thông thường, bạn sẽ bắt đầu với giấy nhám thô rồi dần chuyển sang nhám mịn (từ độ nhám thấp lên độ nhám cao). Càng chà nhám mịn, các sợi gỗ càng bị khép lại. Điều này làm cho bề mặt gỗ trở nên bóng và mịn hơn hơn nhưng các sợi gỗ lại bị co lại.
>>>Xem thêm: Cách Bảo Trì, Bảo Dưỡng Đối Với Sản Phẩm Nội Thất Sử Dụng Dầu Lau
Một số trường hợp nên áp dụng:
1. Tăng khả năng thẩm thấu của lớp hoàn thiện: Nếu bạn đang sử dụng lớp hoàn thiện Dầu lau gỗ Zin Workshop, sản phẩm cần thấm sâu vào từng tế bào gỗ. Tuy nhiên, nếu vân gỗ bị làm mịn quá mức, dầu sẽ không thể thấm vào được, làm cho màu sắc không được đậm như mong muốn. Kỹ thuật làm ướt gỗ giúp mở các vân gỗ, cho phép dầu thấm sâu và nhiều hơn, giúp màu sắc đậm nét hơn.
2. Phát hiện các vết chà nhám lỗi: Đôi khi, sau khi chà nhám xong, vẫn còn sót lại những vết chà nhám không mong muốn trên bề mặt gỗ do sử dụng giấy nhám quá thô hoặc kỹ thuật chà nhám không đúng (Các vết xoáy khi sử dụng giấy nhám quá thô). Những vết này có thể bị làm nổi bật khi bạn áp dụng lớp dầu lau gỗ có màu. Làm ướt gỗ sẽ giúp chúng ta phát hiện các vết xoáy do chà nhám lỗi này.
3. Phát hiện các lỗi chà nhám không đều và cải thiện: Nếu quá trình chà nhám không đồng đều (Chỗ mịn chỗ thô), bề mặt gỗ sẽ không đồng nhất, dẫn đến sự hấp thụ dầu lau gỗ không đều. Kỹ thuật làm ướt gỗ sẽ giúp phát hiện ra các lỗi này trước khi lau dầu.
4. Giảm hiện tượng loang lổ: Một số loại gỗ có vân gỗ không đều (gỗ nhiều mắt, gỗ chỗ xốp chỗ cứng) và khi thấm lau dầu, bề mặt gỗ sẽ xuất hiện các vết loang lổ. Làm ướt gỗ sẽ giúp các phần gỗ xốp hấp thụ được nhiều dầu hơn, giúp giảm thiểu hiện tượng loang lổ, mang lại bề mặt gỗ đồng nhất hơn.
Lợi ích của của kỹ thuật làm ướt bề mặt gỗ:
- Tăng khả năng thẩm thấu sắc tố, giúp màu sắc đậm hơn.
- Hạn chế hoặc giảm thiểu các vết xoáy xuất hiện khi chà nhám.
- Giúp cải thiện màu sắc đồng đều hơn trên bề mặt chà nhám không đều.
- Giảm hiện tượng loang lổ trên các loại gỗ có cấu tạo tự nhiên không đồng đều.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị nước sạch. Nếu không chắc chắn về chất lượng nước máy, bạn có thể dùng nước đóng chai.
Bước 2: Làm ướt đều bề mặt gỗ bằng nước. Chú ý không tưới quá nhiều để tránh nước đọng lại thành vũng. Mục tiêu là làm ẩm đều toàn bộ bề mặt gỗ.
Bước 3: Để bề mặt gỗ khô hoàn toàn, thường mất khoảng 2-4 giờ trong điều kiện bình thường trước khi lau dầu.
Lưu ý:
- Đảm bảo không bỏ sót bất kỳ khu vực nào và tránh để lại vũng nước, vì điều này có thể làm màu sắc không đều.
- Không chà nhám lại sau khi đã thực hiện kỹ thuật, vì điều này sẽ làm giảm khả năng thẩm thấu của dầu lau gỗ.
- Khi lau dầu lên bề mặt gỗ đã được làm ẩm, hãy sử dụng miếng pad tròn để lau dầu (sử dụng pad tròn có 2 lợi ích: lợi ích đầu tiên là để dầu thẩm thấu tốt vào bề mặt gỗ, lợi ích thứ 2 là giúp loại bỏ các sợi lông gỗ bị dựng lên sau quá trình làm ẩm)
Một số lưu ý khác:
- Tránh làm trầy xước hoặc va chạm vào bề mặt gỗ sau khi đã phun nước.
- Đảm bảo không để nước đọng lại trên bề mặt gỗ.
- Luôn giữ cho không khí lưu thông tốt để bề mặt gỗ khô đều và nhanh chóng.
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, Kỹ thuật làm ướt gỗ không chỉ giúp cải thiện màu sắc mà còn tăng độ bền và thẩm mỹ cho bề mặt gỗ, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và chất lượng cho sản phẩm nội thất của bạn.
>>>Xem thêm: 5 Sự Khác Biệt Giữa Dầu Sáp Cứng và Sơn PU
Pingback: Cách Bảo Trì, Bảo Dưỡng Đối Với Sản Phẩm Nội Với Dầu Lau